1
Bạn cần hỗ trợ?

3 thứ trong nhà bếp chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua , nên được thay đổi và rửa sạch thường xuyên để phòng ngừa ung thư

Posted on Tin tức 627 lượt xem

Ung thư hôn nhân

Có lẽ đây là một thuật ngữ khá lạ với nhiều người, có người nghĩ nó ám chỉ một cuộc hôn nhân đến bờ vực tan vỡ. Nhưng cụ thể “ Ung thư hôn nhân là gì?” hãy cùng HPC tìm hiểu thêm về khái niệm này nhé.

Vợ chồng chung sống lâu năm sẽ dần có tính cách khá tương đồng và thói quen sinh hoạt giống nhau. Đó là lý do không ít các cặp đôi mắc phải “ ung thư hôn nhân” tức là nếu một người mắc phải ung thư thì người kia cũng có thể mắc phải loại ung thư đó.

vệ sinh công nghiệp hải phòng

Vợ chồng bà Triệu ( sống tại Quảng Châu, Trung Quốc)  là một ví dụ, gần đây họ đã phát hiện cùng lúc mình bị ung thư gan. Vợ chồng bà có 2 người con, họ đều đã lập gia đình và có điều kiện sống khá tốt. Thế nhưng cả hai vẫn giữ thói quen tiết kiệm để không phải nhờ vả con cái.

Giữa tháng 07/2021, bà Triệu cảm thấy đau bụng và tiêu chảy liên tục. Do nghĩ mình ăn phải thức ăn không sạch nên bị tiêu chảy nên bà đã không đến viện khám. Triệu chứng này kéo dài đến tận đầu tháng 8, khi con trai về thăm nhà mới đưa bà đến bệnh viện khám.

vệ sinh công nghiệp HPC

Kết quả xét nghiệm transaminase ( kiểm tra chức năng gan) cho thấy men gan của bà Triệu đã tăng lên rất nhiều, đồng thời kết quả siêu âm phát hiện ra nhiều cục khối u bất thường. Sau khi làm sinh thiết khối u, các bác sĩ cho biết bà đã mắc ung thư gan, bệnh đã chuyển sang giai đoạn giữa và cuối. Nghi ngờ có dấu hiệu ung thư hôn nhân, con trai liền đưa bố đến khám tại bệnh viện và kết quả là ông Triệu cũng mắc ung thư gan giai đoạn đầu.

Theo bác sĩ Fang Jian ( bệnh viện nhân dân huyện Huadu, Quảng Châu, Trung Quốc), những nguyên nhân chính gây ra ung thư gan là do bệnh viêm gan lâu năm, do yếu tố di truyền, do mắc phải tiểu đường tuýp 2, hoặc do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.

Sau khi nghe những yếu tố gây nên ung thư gan, con trai bà Triệu khẳng định bố mẹ anh không có bệnh lý về gan hay tiểu đường, gia đình càng không có di truyền ung thư, nhưng thói quen sinh hoạt của ông bà khá phản khoa học. Sau khi nghe phân tích của bác sĩ, anh mới biết trong gian bếp của bố mình có vài món đồ có thể là “ kẻ thúc đẩy” căn bệnh ung thư gan.

Trả lời với báo chí, con trai bà Triệu chia sẻ, mỗi lần về thăm nhà anh thấy bố mẹ thường xuyên dùng đi dùng lại nhiều lần như: thớt gỗ , đũa gỗ và can đựng dầu cũ bằng nhựa.

vệ sinh công nghiệp tại hải phòng

  1. Đũa gỗ

Trong gian bếp khá ẩm thấp, đũa cũ dùng nhiều năm gây hiện tượng nấm mốc. Tuy nhiên cặp vợ chồng già không để ý đến điều này, dù đầu đũa bị mốc nhưng họ vẫn dùng bao năm qua.

Theo bác sĩ, đũa mốc có thể chứa độc tố aflatoxin. Tổ chức y tế thế giới WHO từng xếp aflatoxin vào nhóm gây ung thư số 1. Aflatoxin mang độc tính cực kỳ mạnh, thậm chí độc gấp 68 lần Asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá huỷ mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1 mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư và 20mg có thể gây tử vong.

làm sạch công nghiệp hải phòng

  1. Thớt gỗ

Con dâu thường mua sắm đồ đạc cho bà Triệu, thậm chí là cả thớt mới.  Nhưng vợ chồng bà cho rằng chiếc thớt gỗ bản lớn vẫn còn dùng tốt nên vấn tiếp tục sử dụng.

Thớt gỗ lâu năm có thể sẽ xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, những vết nứt đó chứa vô vàn những thực phẩm nhỏ li ti bắn vào trong quá trình băm, chặt thức ăn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụ này sẽ gây nấm mốc, rồi sản sinh ra aflatoxin gây ra bệnh ung thư gan.

Nhiều người không biết rằng aflatoxin rất khó tiêu diệt kể cả ở nhiệt độ cao, nếu không chú ý có thể khiến nấm mốc tiếp tục sinh sôi và thâm nhập vào cơ thể người bằng đường ăn uống.

  1. Can đựng dầu

Gia đình bà Triệu thường có thói quen đựng dầu trong một chai nhựa, suốt nhiều năm không thay chai mới, cứ hết dầu bà lại đi mua và đổ vào để sử dụng dần. Tuy nhiên, chai nhựa đựng dầu ở trong môi trường nhiệt độ cao của nhà bếp có thể bị hỏng, chảy nhựa và thôi nhiễm vào trong dầu ăn. Hơn nữa chai nhựa dùng trong nhiều năm có thể bị nhiễm khuẩn, sinh nấm mốc.

dọn vệ sinh công nghiệp tại HP

Phương pháp vệ sinh chai nhựa, đũa, thớt, gỗ đúng nhất.

Theo bác sĩ Cai Jianqiang ( phó khoa ung thư Viện khoa học Y tế Trung Quốc), điều mọi người nên làm là bảo quản đồ dùng nhà bếp đúng cách, để nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh ẩm mốc.

Dù là đũa gỗ hay thớt gỗ cũng cần thay mới trong khoảng 6 tháng- 1 năm. Tốt nhất nên vệ sinh chai dầu hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần, sau khi phơi khô thì mới đổ dầu vào.

Có thể dùng nước nóng đung sôi để rửa đũa gỗ, thớt gỗ sau mỗi lần sử dụng. Sau đó đem phơi khô dưới ánh nắng rồi mới đem cất. Nếu thớt gỗ, đũa gỗ hoặc chai dầu có dấu hiệu nấm mốc thì nên loại bỏ.

Qua bài viết HPC mong rằng mỗi bạn đọc, mỗi gia đình có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khoẻ cho mình và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

Vệ sinh công nghiệp

Là đơn vị có thâm niên trong ngành vệ sinh công nghiệp, chúng tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi thi công dịch vụ, với nhưng kinh nghiệm đó giúp chúng tôi rút ngắn được thời gian thi công cũng như công đoạn vì vậy giá thành luôn được đảm bảo tốt nhất.

0934.224.177